Sau hơn 1 tháng khởi động, cuối cùng chúng ta đã tìm ra top 11 đề tài sẽ bước vào vòng chung kết của hội thi “Tuổi trẻ ứng dụng khoa học và công nghệ” được tổ chức tại trường THPT Gio Linh, Quảng Trị. Ai sẽ là ứng cử viên sáng giá nhất giành giải Ý tưởng công nghệ xuất sắc nhất. Hãy cùng CodeGym Quảng Trị điểm danh tại đây nhé!
- Ứng dụng tìm kiếm bằng giọng nói Trưởng dự án: Nguyễn Thị Tú Uyên – Lớp 10B6
Hiện nay việc sử dụng các loại thiết bị thông minh đang rất phổ biến, trong đó điện thoại di động là phổ biến nhất. Nhưng đối với một vài người lớn tuổi hay không biết cách bấm bàn phím thì đối với họ khi tìm kiếm bằng giọng nói sẽ rất khó khăn vì vậy ứng dụng tìm kiếm bằng giọng nói sẽ rất có ích và tiện lợi, như vậy có thể giúp được những người đó một phần nào đó.
- Máy đo và phát hiện phòng chống COVID-19 Trưởng dự án: Nguyễn Thị Hiếu Giang – Lớp 10B6
Theo thông tin từ bộ y tế, hiện nay dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp, có rất nhiều ca mắc và tử vong trong đất nước. Dịch lây lan rất nhanh chóng và nguy hiểm, sức khỏe bây giờ của con người đang đứng trước “Ngàn cân treo sợi tóc”, được xem là sống chung với dịch bệnh. Nhưng Việt Nam mình luôn có những phương án để phòng chống COVID-19 tốt nhất có thể như đo nhiệt độ, sát khuẩn ở mọi nơi, hạn chế ra ngoài,… Các y tá, bác sĩ luôn nỗ lực cày ngày cày đêm giúp đỡ bệnh nhân. Những người trực để đo thân nhiệt, sát khuẩn cho mọi người ở khu công cộng cũng rất mệt mỏi. Cũng có nhiều người còn tận dụng cơ hội để trốn không đo thân nhiệt, sát khuẩn. Ngoài ra, những yếu tố bên ngoài tác động vào có thể sẽ gây ảnh hưởng đến việc đo không chính xác dẫn đến việc phát hiện người có nhiễm COVID-19 quá muộn màng, có thể sẽ làm lây lan đến mọi người xung quanh.
- Ứng dụng Housewife web Trưởng dự án: Mai Lương Ngọc – Lớp 10A3
Với một tình yêu nấu ăn, một sự tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm từ người khác về nguyên liệu, công thức để nấu ra những món ăn ngon để thõa mãn niềm đam mê nấu nướng của mình bằng một cách gián tiếp qua online. Chúng ta chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet thì mình có thể tìm hiểu, mua sắm và trò chuyện học hỏi với những người có cùng đam mê nấu nướng giống như bản thân mình. Dựa trên những nhu cầu đó và căn cứ vào nhu cầu của bản thân mình thì ý tưởng của đội đưa ra và tham gia cuộc thi chính là “Housewife web”. Trang web có chức năng mua sắm nguyên liệu nấu ăn online, tìm hiểu các công thức chế biến món ăn và nghe nhạc thư giãn online.
- Website Video Call Trưởng dự án: Lê Phước Nguyên – Lớp 12B5
Với thời đại 4.0 như hiện nay thì tính năng call video không thể thiếu. Website call video có các ưu điểm như: Thay vì chỉ đàm thoại truyền thống, video call mang đến một trải nghiệm thú vị hơn, cho phép bạn nhìn và nghe thấy người bạn ở đầu dây bên kia dù là khoảng cách bao xa. Cuộc gọi video mang tới cho bạn nhiều cảm xúc hơn, giúp bạn quan sát được biểu cảm hay công việc của người đối diện, đặc biệt, bạn có thể gọi video với một người hoặc một nhóm người để cùng trò chuyện, trao đổi hay làm việc,…
- Công nghệ ứng dụng trong học tập Trưởng dự án: Nguyễn Thị Thùy Linh – Lớp 10B6
Giữa tình hình dịch covid phức tạp, có lẽ ứng dụng công nghệ thông tin đang được ưa chuộng, nó giúp chúng ta cung cấp kiến thức sau bao ngày dịch covid không được đến trường.
- Ứng dụng History so easy Trưởng dự án: Lê Văn Tuấn – Lớp 11B3
Theo một trang báo thì có một thực trạng rằng : Tại Trường ĐH Đà Nẵng, năm nay, thật bất ngờ khi chỉ có 1,3% thí sinh (TS) đạt điểm trên trung bình môn Lịch sử (50 TS) và tới 21% bị điểm 0. Hai thủ khoa khối C của ĐH Đà Nẵng năm nay cũng chỉ đạt 20 điểm, và có đến 1.200 TS đủ tiêu chuẩn xét vào khối C có điểm tổng cộng ba môn dưới 10! Ở kỳ thi năm ngoái trường này có trên 400 TS đạt điểm trên trung bình môn Lịch sử, chiếm 7-10%.
Không chỉ ở Đà Nẵng mà rất nhiều trường, ngành thi có khối C nói chung và môn Lịch sử nói riêng cũng rơi vào tình trạng tương tự. Tại Trường ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP HCM chỉ có 35 TS đạt môn Lịch sử trên điểm trên 5, có 235 TS điểm từ 0 – 0,75 trong đó 48 TS bị điểm 0. Và tình trạng đó lại tiếp tục tái diễn, gây nên dư luận trái chiều nhau về chất lượng dạy và học hiện nay. Sự sàng lọc kỹ trong chấm thi đã nhen nhóm trong tâm những người làm công tác giáo dục về một kết quả công bằng. Nhưng thực tế đó khiến không ít người băn khoăn, buồn phiền…
- Ứng dụng bút thông minh Trưởng dự án: Lê Thị Trinh – Lớp 10B6
Trong tình trạng đất nước ta ngày càng phát triển , các tội phạm càng xuất hiện nhiều hay các nhà buôn bán , chức trách ngày càng bị lừa nhiều hơn và để đề phòng bị lừa gạt hay không có đủ chứng cứ thì chúng ta cần và phải cố một công cụ tiện ích và bảo mật để có thể lưu lại một vài thứ quan trọng đề để chứng minh hay giúp ích một số việc cho chúng ta trong quá trình điều tra tội phạm , giao dịch hay một số vấn đề khác …..
- Công nghệ nhận diện kí tự quang học Trưởng dự án: Hoàng Duy Quản Trọng – Lớp 10A1
Trong hoạt động công việc thường nhật, việc cần chuyển đổi những tài liệu dưới dạng ghi chú viết tay hay là những cuốn sách tài liệu thành văn bản thường khó tránh khỏi. Công việc này thường tốn rất nhiều thời gian, nhất là với một số lượng lớn tài liệu.
- Máy cảm biến sức khỏe/ ứng dụng vào xác nhận các bệnh lí về mắt Trưởng dự án: Hồ Văn Hùng – Lớp 10B3
Ngày nay, trong thời đại 4.0 con người chúng ta dần dần thay đổi cách làm việc, học tập, buôn bán được chuyển sang hình thức giao tiếp trên MXH. Như vậy mắt của chúng ta sẽ tiếp cận nhiều hơn với các thiết bị công nghệ như: máy tính, smartphone, laptop… Vì vậy, mắt sẽ bị ảnh hưởng bởi các thiết bị đó gây ra do làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng, không khoa học. Dẫn đến mắt khô, rát mắt, chói mắt nhìn mờ và một số trường hợp dẫn đến loạn thị. Và sản phẩm em muốn nói đến là: Máy cảm biến sức khỏe phát hiện ra các bệnh về mắt, bằng cách lập trình máy có khả năng nhận biết các bệnh về mắt, khi máy cảm biến quét qua sẽ thu được tính hiệu và xác nhận được đó là bệnh gì về mắt. Nhờ đó mà các bác sĩ có thể nhận ra bệnh của người mắc phải. Tăng tỉ lệ phát hiện ra bệnh mà người đó mắc phải .
- Capooweb – Blog học tập, chia sẻ kiến thức công nghệ thông tin Trưởng dự án: Nguyễn Trần Hà Tĩnh – Lớp 11A3
Tỉnh đang thiếu các môi trường trực truyền để học sinh trao đổi, tiếp thu kiến thức học tập, đặc biệt là mảng lập trình. Điều này khiến một số học sinh dù có đam mê trong việc lập trình nhưng lại bị hạn chế trong việc tiếp cạnh với nguồn tri thức lập trình. Không những vậy, các bạn còn thiếu một công cụ để tìm kiếm những người có cùng đam mê cung quanh mình, dẫn đến tiếu các sự kiện thúc đẩy tính cạch tranh, phát triển kỹ năng tư duy lập trình.
- Trợ lí ảo Miko cho máy tính (Window và Linux) Trưởng dự án: Hoàng Duy Quản Trọng – Lớp 10A1
CodeGym.vn